Vừa qua My nhận được hàng loạt câu hỏi từ khách hàng của bên phòng khám khi thấy My đăng những skincare hay routine của khách. Hoặc là những bộ sản phẩm trị mụn, trị nám trên fanpage hoặc từ những fanpage khác mà các bạn biết…. Và bảo My review bộ sản phẩm trị mụn tốt nhất hiện nay.
Nay My cũng có một chút thời gian rảnh rỗi nên viết một bài này để trả lời câu hỏi trên thì My viết một bài khá lạ. Mặc dù nó không liên quan trực tiếp tới câu trả lời nhưng My nghĩ My vẫn phải viết cho các chị em nhà mình đọc để tham khảo và hiểu biết hơn trước khi đưa ra câu trả lời cho vấn đề trên.
Đó là tại sao lại sinh cồi mụn và gây tắc nghẽn cơ học để sinh mụn. Những chất nào trong mỹ phẩm, dược phẩm có thể gây mụn. Bài viết là quan điểm cá nhân và có tham khảo từ các báo cáo của TS. BS Lê Thái Vân Thanh. Đợt tới My sẽ viết các hoạt chất cũng như các sản phẩm nên ưu tiên sử dụng trên da mụn nhé các bạn.
Lưu ý
Đây là các hoạt chất lưu ý sử dụng cẩn trọng trên da mụn hoặc những da đang điều trị mụn tập trung nhé. Nhưng nếu sản phẩm các bạn đang sử dụng không có dấu hiệu làm tăng nhân mụn trong da thì các bạn vẫn sử dụng được bình thường. Mức độ gây bít tắc hay mất cân bằng trên da còn phụ thuộc vào hàm lượng, vị trí đứng trong bảng thành phần… nữa nhé.

Các hoạt chất có khả năng tắc nghẽn cơ học
Các mỹ phẩm pha dầu (oil-based) cũng là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá do mỹ phẩm.
Sản phẩm tẩy rửa (dầu khoáng, lanotin, Sodium lauryl sulfate, cồn khô…).
Kem dưỡng da (lanolin, stearic acid, glyceryl alcohol…).
Phấn, kem nền (bơ cacao, sáp ong, oxyde kẽm, bột talc, dầu bắp, Caargeenan…).
Kem dưỡng ngày và kem dưỡng đêm (hydrogenated polyisobutene, butylene glycol, dầu Jojoba, triethanolamine…).
Chống nắng (isopropyl myristate, dầu thầu dầu thủy phân, octyl palmitate…).
Nguyên nhân gây mụn do tắc nghẽn cơ học
Nguyên nhân gây mụn trứng cá do tắc nghẽn cơ học thường liên quan đến kem nền pha dầu; kem nền không nước hoặc các sản phẩm bôi giữ ẩm có chứa: Petrolatum, Lanolin, AHAs, Urea.

Tuy nhiên nếu bạn nào có ít mụn mà ghiền oil dưỡng thì tránh chọn dầu có hàm lượng cao oleic acid, ví dụ như dầu olive hoặc tinh dầu quả bơ. Ngược lại, các sản phẩm dầu giàu linoleic acid như dầu hoa hồng, dầu hạt nho hoặc hạt bí ngô lại có tác dụng khá tốt trong việc kiềm dầu và giúp làm thông thoáng lỗ chân lông của bạn. Tuy nhiên quan điểm của My vẫn là mụn thì né oil cho chắc ăn.
Silicone
My ko ác cảm với em ý tuy nhiên bạn nào dị ứng với em ấy nên lưu tâm hết sức nha.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh các sản phẩm có chứa mùi hương của nước hoa nhân tạo, chất tạo màu, và dầu khoáng bởi nếu sử dụng sai cách thì những thành phần này sẽ có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến làn da bị bí và khó chịu.
Mụn do mỹ phẩm có biểu hiện như thế nào?
Tổn thương chủ yếu là cồi trắng, mụn mủ, khi diễn tiến lâu thành các nốt cục màu đỏ tại nang lông, có thể gây đau hoặc ngứa, phân bố ở cằm, má, trán. Tuy nhiên tình trạng thường nhẹ, dai dẳng, tái đi, tái lại thậm chí kéo dài đến tuổi trưởng thành hoặc trung niên.

Kết luận
My tổng hợp một số một số chất có khả năng sinh cồi mụn và gây tắc nghẽn cơ học như thế để các bạn tự nhận thức về tình trạng da cũng như chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với làn da của mình. Các bạn nên đọc kỹ các thành phần trong sản phẩm để tránh trường hợp sử dụng không phù hợp làm cho bệnh nặng nề hơn.
Vậy thì để trả lời câu hỏi các bạn thường hay hổi “bộ sản phẩm trị mụn tốt nhất hiện nay” thì My trả lời là không có một quy chuẩn nào cho việc này. Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào kiến thức của các bạn trong quá trình điều trị da, chăm sóc da. Hoặc là kiến thức của các bạn tư vấn viên và bác sĩ tại phòng khám đó.
Chúc các bạn may mắn, chịu khó trong qua trình chăm sóc làn da của mình để giúp mình có một làn da khỏe đẹp.
-Vũ Hoàng My-