Nám da là một vấn đề khổ sở của các chị em nhà mình. Không những là những người lớn tuổi mà kể cả những chị em tuổi còn rất trẻ cũng bị nám da. Tại sao lại bị nám da, cách phân biệt và cách trị nám da mặt lâu năm hiệu quả nhất và nhanh nhất. Đó là một trong số vô vàn các câu hỏi mà phòng khám bên My nhận được cũng như là tiếp nhận từ trước đến giờ.
Mặc dù không có thời gian rảnh rỗi để viết về chủ đề này. Vì đây là một chủ đề khó và nó là nỗi khổ không chỉ dành cho bác sĩ ở Việt Nam mà còn là sự đau đầu của giới y học về lĩnh vực da nói chung cũng như là trị nám nói riêng.
My sưu tầm bài này để giúp các bạn hiểu rõ hơn về NÁM DA, cơ chế hình thành, cũng như là những thông tin liên quan tới bệnh lý này. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn để cố gắng làm sao mình không mắc phải nám da. Còn những chị em nào đã bị thì tìm hiểu để cùng My phối hợp và điều trị giúp mang lại hiệu quả tốt hơn.
ĐỊNH NGHĨA
NÁM DA là một #rối_loạn_sắc_tố_da lành tính rất thường gặp, cơ chế bệnh sinh đến nay vẫn còn đang tiếp tục được tìm hiểu. Biểu hiện bởi những vùng da xạm màu (#tăng_sắc_tố). Thường dưới dạng mảng hoặc cũng có thể đốm chủ yếu ở mặt (gò má-trán-má, quanh môi miệng…)
Những nguyên nhân được cho có liên quan gây tăng nặng nám thường gặp nhất:
Thứ nhất
Hàng đầu là ánh nắng mặt trời cụ thể như tia cực tím UV, và các loại tia như ánh sáng khả kiến nặng lượng cao HEV, bức xạ cận hồng ngoại IR. Gần đây cũng đã được làm rõ về khả năng gây thúc đẩy và tăng nặng #nám và các rối loạn sắc tố da liên quan.
Thứ hai
Do trong thời kỳ mang thai chịu ảnh hưởng của thay đổi hormone #estrogen và cả #progesteron. Hoặc đang dùng thuốc viên uống tránh thai gây tăng đậm nám.
Thứ ba
Một số thuốc khác, như các thuốc chống động kinh, một số loại #kháng_sinh …cũng có thể gây tăng nặng #nám_da.
Thực trạng
Thực trạng Việt Nam mình còn có một nguyên nhân rất lớn là do #KEM_THOA KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC. (Hay các bạn còn gọi là kem trộn) làm tổn thương viêm da mạn tính, dãn mạch… Lúc đầu dùng #da_trắng_sáng sau đó do quá trình viêm ngày càng diễn ra nặng nề dẫn đến nám ngày càng lan rộng. Ở nước ngoài hầu như kem trộn không có nên nguyên nhân này thường được loại trừ.
Stress căng thẳng dẫn đến các rối loạn hệ nội tiết cũng là nguyên nhân tăng đậm nám
Do viêm hiện tượng (PIH – post inflammatory hyperpigmentation) do các bệnh lý viêm da như #mụn_trứng_cá, #vảy_nến… gây nên làm tăng nặng tình trạng nám da hiện diện đồng thời.
Một số nghiên cứu mới nhất cho thấy còn liên quan đến tổn thương màng đáy của da và liên quan đến tăng sinh mạch máu nên việc sử dụng #laser hay #prp trong điều hoà và khống chế mạch máu, tái tạo làn da tổn thương lão hoá cũng dần có vai trò rõ ràng hơn trong điều trị nám.
Nguyên nhân di truyền, gia đình có người nám khả năng bị nám cao hơn.
Đa số thấy rõ nhất ở các bạn bị rối loạn sắc tố da khác như tàn nhang, hay bớt sắc tố, đồi mồi…
Hơn 80% người mắc phải là nữ, nhưng trong quá trình làm việc tỷ lệ nam giới bị nám da là không hề hiếm, và nếu tuân thủ điều trị cho kết quả trắng sáng hiệu quả cao không khác gì nữ giới.
Ngăn ngừa
Thông qua các nguyên nhân trên ta nhận thấy ta có thể ngăn ngừa nám bằng một số lời khuyên dưới đây:
Một chế độ bảo vệ da khỏi đầy đủ các loại tác động xấu từ ánh sáng mặt trời như (UV, HEV, IR …).
-> chọn được kem chống nắng có khả năng chống đầy đủ các tia trên. Và nên uống viên uống chống nắng chứa hoạt chất Polypodium Leucotomos để hỗ trợ chống nắng chống oxy hoá cho cơ thể được toàn diện (tóc, mắt và các vùng không thể thoa được chống nắng).
Các lưu ý trong cách trị nám da mặt lâu năm để mang lại hiệu quả tốt nhất
Sử dụng các thuốc giúp sáng da không cần kê toa như serum C, niacinamide, acid azelaic, acid kojic, arbutin, …. Và các thuốc thoa cần kê đơn như tretinoin, hydroquinone…
Nếu đang điều trị nám và có nhu cầu tránh thai, nếu có thể nên lựa chọn phương pháp tránh thai. Không sử dụng hormon sinh dục để tránh làm tăng đậm nám. Tránh uống các thuốc có khả năng gây sạm da như phenylhydantoin, …
Điều trị khống chế các các bệnh lý gây viêm da như mụn trứng cá, viêm da tiết bã, vảy nến…
Tuyệt đối không sử dụng các loại kem, thuốc thoa không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ gây teo mỏng viêm da dãn mạch, tặng đậm nám, lão hoá khi dùng lâu dài.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn cho người bị nám: không kiêng gì cả. Bổ sung thực phẩm cung cấp các chất chống lại gốc tự do gốc oxy hoá như: vitamin C (có trong rau ngót, cần tây, rau đay, súp lơ, cà chua, su hào, mồng tơi, rau muống, các loại trái cây họ cam chanh,ổi…). Vitamine E (có nhiều trong đậu xanh, xà lách, đậu phộng, bắp, lúa mì, cà rốt…), beta carotene (có nhiều trong gấc, cà rốt…), selenium (có nhiều trong cá biển, lòng đỏ trứng gà, dầu ôliu, gan động vật…), uống bổ sung các viên uống chứa các chất chống oxy hoá kể trên vừa bảo vệ cơ thể khỏi dấu hiệu lão hoá vừa giữ làn da trắng sáng mịn màng.
Điều trị da sạm nám bên cạnh các thay đổi lối sống kể trên THUỐC THOA VÀ KEM CHỐNG NẮNG là điều trị hàng đầu, kế đến có thể kể đến các phương pháp điều trị chuyên sâu đã được công nhận như Laser Spectra, laser Pico, Rx, Prp…là các phương pháp hỗ trợ tuyệt vời và việc phối hợp điều trị trong các ca nám nặng kháng trị luôn là điều cần thiết, và đừng bao giờ nghĩ 1 loại bôi hay chỉ cần đi laser là hết được nám. Các phương pháp đều hỗ trợ nhau và đều phải theo phác đồ.
NGƯỜI BỆNH LUÔN GHI NHỚ:
Nám melasma là bệnh lý MÃN TÍNH vì thế có thể nặng lên nhẹ đi tuỳ vào thời điểm trong đời nhưng một khi đã được chẩn đoán nám melasma thì ĐIỀU TRỊ LÀ SUỐT ĐỜI để giữ làn da trắng sáng sạch nám. Và điều mà bạn cần làm là tìm một người bác sĩ da liễu tin tưởng để tư vấn đồng hành giúp giữ cho bạn làn da trắng sáng tuỳ thuộc vào từng giai đoạn trong đời như mang thai, cho bé bú, … đều có từng loại thuốc thoa hay thuốc uống hỗ trợ an toàn phù hợp từng giai đoạn.”
Trích dẫn một số bài luận về nám và tư liệu nám ở các blog, nghiên cứu của các bác sĩ da liễu trên thế giới.
“Melasma is a form of hyperpigmentation, a broad term that
refers to the darkening of the skin. It generally starts between the ages of 20
and 40 years but can begin in childhood or not until middle age. The
pigmentation is due to overproduction of melanin by the pigment cells,
melanocytes. Lifelong sun exposure causes a buildup of pigment within the
dermis. Exposure to ultraviolet radiation (UVR) deepens the pigmentation
because it activates the melanocytes to produce more melanin.
People with darker skin, such as those of Latin/Hispanic, North African,
African-American, Asian, Indian, Middle Eastern, or Mediterranean descent, are
more likely to get melasma.
Melasma can be triggered by:
Sun exposure and sun damage.
Pregnancy: Commonly described as “pregnancy mask,” melasma appearing during
pregnancy often fades a few months after delivery.
Hormone treatments, including oral contraceptive pills that contain estrogen
and/or progesterone, hormone replacement, intrauterine devices, or implants.
Certain medications.
Thyroid abnormalities.”
“Melasma can be slow to respond to treatment, especially if it has been present for a long time. Treatment options usually include topical medications and procedures. There are several effective procedural options, including chemical peels, lasers, microneedling, and PRP (platelet-rich plasma therapy). The treatment plan is customized to every individual based on skin type. Though there are several effective treatment options, at times treatment may be challenging if the pigment is deep in the skin. The medicines and devices that are used can only penetrate so far and may not reach deeply enough for good treatment results. Even when melasma treatment is successful, without a commitment to sun protection it can return. It may take a few months of treatment to see improvement. It’s important to follow your dermatologist’s recommendations to get the most benefit from treatment and help avoid skin irritation and other side effects”
Còn tiếp