Kem trộn, rượu thuốc….chị em xài xong bảo chị My ơi cứu em. Và kèm theo đó hàng vạn câu hỏi vì sao….và vấn đề các chị em luôn hỏi là “cách phục hồi da sau khi dùng kem trộn, rượu thuốc”. Theo chuyên môn thì đó là “da bị nhiễm corticoid phải làm sao“. Một trong những vấn đề mà My thấy các chị em mình đau khổ nhất. Vậy My chia sẻ bí kíp phục hồi làn da cho chị em mình xem nhé:
Tại sao khi ngưng sử dụng các sản phẩm này lại tái mụn
Định nghĩa: Nghiện cortioid bôi là tình trạng da trở nên đỏ, sưng mề, xuất hiện mẩn mủ…. sau khi ngưng sử dụng thuốc. Tình trạng này xuất hiện theo chu kỳ và giảm dần khi ít sử dụng thuốc.
Tên gọi: cortricoesteroid withdrawal syndrone hoặc steroid addition hoặc red skin syndrone, chromic ezama…
Cơ chế bệnh lý của da bị nhiễm cortioid
- Thông thường cortioid bôi liên tục trong vòng 2-4 tháng có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc. Cortioid bôi càng mạnh thì thời gian gây nghiện thuốc càng ngắn.
- Cortioid bôi có tác dụng co mạch do ức chế hoạt động của Nitric oxyden (NO). Khi dừng thuốc thì NO giải phóng ồ ạt từ tế nào nội mô mạch máu-> gây giản mạch, đỏ da, phù nề…
- Cortioid bôi có tác dụng ức chế miễn dịch, khi dùng thuốc lâu sẽ phát triển vi khuẩn (chứa siêu kháng nguyên). Sau khi ngưng thuốc các siêu kháng nguyên sẽ hoạt hoá phản ứng gây viêm da mẩn mụn, sẩn, mụn mủ….

Đặc điểm cơn nghiện cortioid bôi
- Có 2 thể chính: thể ban đỏ, phù nề và thể sẩn mụn, mụn mủ.
- Khởi phát: sau khi ngừng thuốc từ 4-21 ngày.
- Triệu chứng cơ năng:
+ Hay gặp nhất là nóng rát, châm chích nặng hơn khi tiếp xúc với nhiệt và ánh sáng mặt trời. Thể sẩn mụn mủ hay nặng hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thể này ít nóng rát và châm chích hơn.
+ Giảm dung nạp với kem dưỡng ẩm cũng là một triệu chứng quan trọng của thể ban đỏ. Thông thường các bác sĩ da liễu cung cấp một loại dưỡng ẩm để điều trị bệnh nhân nghiện cortioid bôi. Tuy nhiên 35.7% bệnh nhân không dung nạp (hoặc nặng hơn) khi dùng dưỡng ẩm. Việc dùng dưỡng ẩm đúng sẽ được đề cập đến trong phần điều trị.
- Triệu chứng thực thể hay gặp nhất đó là đỏ da, phù nề, sẩn, cục. -> thể ban đỏ, phù nề và thể sẩn, mụn mủ.
Diễn biến của cơn nghiện và phải làm sao khi da bị nhiễm
- Khi sử dụng thuốc bôi một thời gian dài, ban đầu người dùng cảm thấy tốt, càng dùng càng trắng da, giảm ngứa. Tuỳ nhiên sau khi dừng thuốc bệnh cứ lại tái phát-> lại lạm dùng, không có ý kiến của bác sĩ.
- Dùng thuốc một thời gian dài sẽ thấy tác dụng phụ là rậm lông, teo da, giản mạch, mỏng da, rạn da…-> dừng thuốc.
- Sau khi dừng thuốc được 1-3 tuần triệu chứng cơn nghiện xuất hiện như ở trên. Cơn nghiện này cực kì khó chịu, tuy nhiên sẽ hết từ 1-2 tuần sau đó. Sau cơn nghiện bệnh nhân sẽ bong vảy ->. Da trở lại bình thường từ 1-3 tuần sau đó bùng phát -> cơn nghiện thứ 2 -> cơn nghiện 3,4,5…
- Với người bản lĩnh tuân theo điều trị của bác sĩ thì cơn nghiện sẽ cai dần và trở nên thưa hơn và giảm dần về cường độ. Da sẽ trở lại bình thường tuỳ theo bệnh nhân và độ tuổi. Ngược lại sẽ trở nên nghiện nặng hơn và tái nghiện liên tục.
Thời gian cai nghiện đối với da bị nhiễm cortioid
- Tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng thuốc, cường độ mạnh của cortioid bôi. Khi dùng được 2-3 tháng thì cần 1 tháng cai. Với cortiod mạnh sử dụng trên 12 tháng -> cần 12 tháng cai. Thông thường là từ 1-6 tháng là cai nghiện thành công.
- Dấu hiệu cai nghiện thành công là sau 1 tháng không xuất hiện cơn nghiện mới thì được xem là cai nghiện thành công.
- Diễn biến cai nghiện thành công là da trở nên nhạy cảm với mỹ phẩm và ánh sáng mặt trời hơn.
Cách phục hồi da sau khi dùng kem trộn, da bị nhiễm cortioid – Điều trị cơn nghiện – kinh nghiệm cá nhân
- Nguyên tắc 1: cơn nghiện sẽ tự hết theo thời gian. Vì thế cần kiên trì.
- Nguyên tắc 2: bệnh nhân có xu hướng tái nghiện liên tục. Vì vậy cần tư vấn tâm lý, chăm sóc bệnh nhân thường xuyên. Gọi điện thăm hỏi động viên tối thiểu 1 lần/tuần. Nếu cần thiết có thể tư vấn bác sĩ tâm lý. Đây là nguyên tắc cơ bản quyết định việc cai nghiện có thành công hay không.

- Nguyên tắc 3: giảm liều cortioid ? Thay bằng liều nhẹ hơn ? Cắt luôn?
=> không nên làm như vậy vì bệnh nhân sẽ tái nghiện nhanh hơn vì gây cơn nghiện trầm trọng. Với những bệnh nhân tâm lý vững vàng thì cắt luôn.
KẾT LUẬN
Bí kíp đó là các bạn nên đi tìm một phòng khám uy tín. Một bác sĩ có trình độ cao và uy tín thì các bạn mới đủ sức cứu làn da của mình. Đặc biệt hơn là các bạn phải thông thái vào. Chị em mình nên sử dụng sản phẩm nào đã được chứng nhận và có nghiên cứu khoa học rõ ràng, được các bác sĩ và chuyên gi đầu ngành khuyên dùng nhé. Không biết thì nên đi hỏi các bác sĩ và chuyên gia cho chắc chắn trước khi sử dụng.
-Sưu tầm- Bác sĩ: Hoàng Văn Tâm -Giảng viên Đại học Y Dược Hà Nội -Bệnh viện Da Liễu Trung Ương